Kết quả tìm kiếm cho "Festival Huế"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 101
Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
Du lịch TP Huế đã khẳng định được vị thế trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế. Hiệu quả từ ngành du lịch mang lại dù đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Với việc được lựa chọn đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia 2025, TP Huế kỳ vọng đây sẽ là cơ hội lớn để ngành du lịch bứt phá, phát triển toàn diện, bền vững.
Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia vào năm 2013, năm 2025, Huế tiếp tục tổ chức sự kiện này với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" mang nhiều kỳ vọng cho ngành "công nghiệp không khói".
Khởi động từ năm 2024, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đang bắt đầu nóng trở lại với phần tuyển sinh bắt đầu từ 9/1 đến 26/2/2025 tại bốn điểm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Huế. Sau khi tuyển sinh, phần thi sơ khảo sẽ diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Triển lãm phi thương mại quy tụ các bức tranh phong cảnh sơn dầu nguyên bản do vua Hàm Nghi sáng tác trong những năm bị lưu đày, với quy mô lớn nhất cho tới nay.
Trong bối cảnh đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, mang lại không khí đón Tết, vui Xuân Ất Tỵ 2025 rộn ràng, thu hút sự tham dự của đông đảo các tầng lớp nhân dân và khách du lịch.
Ngày 1/1, lễ đón các đoàn khách du lịch đầu tiên đến xông đất đã được nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức nhằm tạo dấu ấn đặc biệt đến du khách trong ngày đầu năm mới 2025.
Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.
Là vùng đất cố đô, Thừa Thiên Huế mang trong mình bao trầm tích văn hóa. Ngoài những di sản vật thể và phi vật thể đã được nhân loại vinh danh, văn hóa làng, xã cũng như lối sống và cốt cách đã làm nên bản sắc riêng có của con người xứ Huế, cần được bồi đắp, phát huy trong thời đại mới và được ví như sợi dây gắn kết, “níu giữ” đạo đức, nguồn cội. Đã có nhiều người mải mê theo đuổi với văn hóa làng, xã ấy bằng niềm đam mê và tình yêu quê hương tha thiết.
Việt Nam có hệ thống hàng nghìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các di sản không chỉ mang những giá trị lịch sử, là tài sản tinh thần vô giá, mà còn là “mỏ vàng” của quốc gia, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bổ sung thêm 17 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có phở Hà Nội, phở Nam Định, nghề ướp trà sen Quảng An, nghề làm gốm Sa Huỳnh…
Sáng 21/6, Ban Tổ chức Festival Huế tổ chức khai mạc chương trình Trưng bày, triển lãm cây cảnh và hoa phong lan ba miền năm 2024 tại khu vực vườn Cơ Hạ, Đại Nội Huế.